Asanzo và lòng tin từ người tiêu dùng Việt Nam

"Asanzo" hiện đang là một cái tên nổi bật nhất trong vài ngày vừa qua. Sau sự việc cơ quan nhà nước phát hiên việc doanh nghiệp này nhập hàng Trung Quốc và "phù phép" thành hàng Việt Nam. Đây có thể nói là một cú sốc lớn đối với người tiêu dùng Việt Nam. Bởi từ trước tơi nay người tiêu dùng đều đinh ninh rằng hàng của Asanzo là hàng Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật. Ấy vậy mà cho tới ngày hôm nay người tiêu dùng Việt Nam mới vỡ lẽ rằng họ đã bị lừa.

Asanzo thương hiệu Tivi Việt Nam

Như được biết thì Asanzo là một thương hiệu Việt Nam được ông chủ là CEO Phạm Văn Tam thai nghén và thành lập. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng thương hiệu này đã nắm được 10% thị phần tivi trên toàn Việt Nam. Chỉ đứng sau các ông lớn như : LG, SamSung, Toshiba,...

Phạm Văn Tam CEO của Asanzo Việt Nam
Phạm Văn Tam CEO của Asanzo Việt Nam

Trước tiên chúng ta cùng nói về vị CEO của Asanzo Việt Nam Phạm Văn Tam.

Ông Tam sinh năm 1980 tại Quảng Ninh. Học xong THPT, ông Tam đã bươn trải khắp nơi kiếm tiền mà không học đại học.

Sau khi tốt nghiệp thì ông Tam lăn lộn trong trường đời với những nỗi vất vả và cục khổ. Từ làm một chân bưng phở và phục vụ. Cho đến bốc vác để có tiền mưu sinh. Lại nói đến cái duyên tivi của ông Tam là từ những năm 11 tuổi. Với đam mê về linh kiện điện tử, có lẽ đấy chính là cái thôi thúc lớn nhất để ông bước chân vào con đường thị trường điện tử như hiện nay.

Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập Asanzo - thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21,24-32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.

Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần.

Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Đến năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.

Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam vào Asanzo từ tư lu mờ

Tuy nhiên thì thời gian trở lại đây. Một số tờ báo lớn đã điều tra và công bố việc Asanzo nhập hàng nguyên kiện từ Trung Quốc. Sau đó cho công nhân của họ gỡ tem "Made in China" và tiến hành gắn mác sản xuất vào sản phẩm. Sau đó mang đi phân phối ra thị trường Việt Nam.

Và khi thông tin này được đăng tải thì lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam bỗng nhiên bị chơi vơi. Họ đã không ngờ rằng thương hiệu mình tin tưởng và sử dụng bấy lâu nay bỗng chốc lừa gạt họ. Có lẽ đây là một cú sốc không hề nhỏ đối với hơn 10% thị phần mà Asanzo đang nắm trong tay trên thị trường Việt Nam.

Lòng tin rất khó để xây dựng nhưng mất đi thì rất dễ
Lòng tin rất khó để xây dựng nhưng mất đi thì rất dễ

Có lẽ sự việc này xảy ra khi mà trước đây thuế suất cho việc nhập khẩu linh kiện điện tử còn cao. Và việc sản xuất trong nước có nguồn lợi lớn hơn. Chính vì vậy mà Asanzo cho xây dựng và lắp ráp các dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên thì đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019 thì thuế suất giảm về còn 0. Chính điều này có lẽ khiến Asanzo thấy được cái lợi từ việc nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc quá lớn. Họ đã tiến hành nhập khẩu và phù phép lột bỏ tem xuất xứ từ China mà gắn tem Việt Nam vào. Điều này mang lại một khoản lợi nhuận cực kì lớn mà không phải ai cũng vượt qua được. Và cũng chính vì vậy mà người tiêu dùng Việt Nam lại một lần nữa bị lừa. Đơn cử là vụ "KhaiSilk".

Chủ tịch SunHouse nói gì về việc Asanzo gắn mác "Hàng Việt"

Phóng viên báo Tiền Phong đã có một buổi phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú. Chủ tịch của SunHouse về vấn đề Asanzo trong mấy ngày vửa qua. Và chúng ta cùng xem xét một vài ý kiến nổi bật từ vị CEO kiêm chủ tịch của tập đoàn SunHouse này nhé.

Ông Nguyễn Xuân Phú chủ tích SunHouse
Ông Nguyễn Xuân Phú chủ tích SunHouse

Sau sự việc Asanzo bị tố bán hàng lừa dối người tiêu dùng, ông nghĩ sao về xu hướng nhập khẩu linh kiện, thiết bị từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp và gắn mác hàng Việt?

Về xuất xứ, theo Thông tư 05/2018 của Bộ Công Thương về xuất xứ hàng hóa, với hàng hóa có phần giá trị nội địa đạt từ 30% trở lên được xem là có xuất xứ tại một nước (nơi diễn ra công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng). Còn trụ sở chính và thương hiệu đăng ký bảo hộ ở quốc gia nào sẽ thuộc về quốc gia đó. Như Electrolux lập doanh nghiệp và đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Thụy Điển nên gọi là thương hiệu của quốc gia này dù doanh số bán hàng ở Mỹ lớn gấp 10 lần Thụy Điển. Hay sản phẩm Panasonic, Sony dù doanh số ở Nhật rất nhỏ vẫn là hàng Nhật.

Với xu hướng toàn cầu hóa, chuỗi giá trị toàn cầu, việc một sản phẩm sử dụng linh kiện từ nhiều quốc gia rất phổ biến. Điều quan trọng, trong chuỗi sản xuất, ai sở hữu thương hiệu sẽ hưởng phần giá trị lớn nhất, còn giá trị sản xuất chỉ chiếm từ 10-30% giá trị. Chẳng hạn, một đôi giày Adidas, giá trị sản xuất chỉ 10 USD, nhưng bán 100 USD, chủ thương hiệu sẽ hưởng 80% giá trị, điều này tương tự với iPhone... Người sở hữu thương hiệu cũng là người chịu trách nhiệm sau cùng với khách hàng sử dụng sản phẩm.

Với Sunhouse, chúng tôi chia các loại sản phẩm rất rõ ràng. Sản phẩm nào có tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam theo quy định sẽ ghi mác “Made in Vietnam” và có nhãn Hàng Việt Nam chất lượng cao. Còn sản phẩm nào tỷ lệ nội địa hóa chưa đạt hoặc nhập khẩu nguyên chiếc sẽ ghi trên tem mác xuất xứ rõ ràng, thậm chí cả công ty sản xuất theo đơn hàng.

Vậy, Việt Nam cần có các khái niệm như hàng lắp ráp ở Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam, thay vì hàng Việt Nam rất chung chung?

Hiện các quy định, khái niệm đều có kể cả với Việt Nam hay các công ước quốc tế để dùng chung. Tuy vậy, có thể một số người, thậm chí ngay một số chủ doanh nghiệp cũng chưa hiểu hết quy định, dẫn tới sai sót. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp, chưa đủ kinh nghiệm, bộ máy sẽ dễ dẫn tới sai sót, vi phạm. Tuy nhiên, đó là vi phạm không cố tình. Còn nếu biết vẫn vi phạm là chuyện khác, phải xử lý nghiêm.

Nguồn : https://www.tienphong.vn/kinh-te/chu-tich-sunhouse-noi-gi-ve-viec-gan-mac-hang-viet-1432663.tpo

Không thể mập mờ về giá trị và nơi sản xuất

Việc mập mờ trong việc định nghĩ giá trị sản xuất và nơi sản xuất là không thể chấp nhận được. Điều đó khác nào đang lừa dối người tiêu dùng Việt Nam. Sự việc này trước mắt có thể đem lại một cái lợi rất to lớn, tuy nhiên theo thời gian thì hậu quả mà doanh nghiệp đó phải gánh lấy là rất lớn.

Chúng ta nên hiểu, doanh nghiệp sống được và tồn tại được hoàn toàn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Chính vì vậy lừa dối người tiêu dùng có thể nói là doanh nghiệp đang tự xóa tên mình khỏi thị trường Việt Nam.

Đơn cử như việc ông Tam đã đến báo Tuổi Trẻ để giải thích về việc hàng hóa được gỡ bỏ mác Trung Quốc và gắn mác Việt Nam. Sau đây chúng ta cùng xem lại những trả lời mập mờ và mang tính "Đánh lận con đen" của ông Tam tại toàn soạn báo Tuổi Trẻ.

Chủ tịch Asanzo: Sản phẩm của chúng tôi không phải hàng Việt Nam

Nội địa hóa trên... hóa đơn đầu vào

Tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 23-6, ông Tam cho biết đối với sản phẩm tivi, Asanzo nhập 70% linh kiện từ Trung Quốc, 30% còn lại Asanzo tự làm như: thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV, bộ nguồn phù hợp với điện 220V, remote...

Tuy nhiên, tại buổi làm việc với Tuổi Trẻ, ông Tam cho biết tỉ lệ nội địa hóa của tivi Asanzo không phải tính trên từng món linh kiện mà ông tính trên giá tiền hóa đơn đầu vào.
"Nghĩa là trên giá tiền sản phẩm mua vào để làm ra một cái tivi. Nếu tính trên hóa đơn thì giá trị tỉ lệ linh kiện nhập khẩu từ 60-70%. Còn lại khoảng 30-40% là nội địa".

Khi được hỏi tỉ lệ nội địa gồm những gì? Ông Tam cho biết: "Đó là vỏ nhựa, dây nguồn điện, thùng xốp, bao bì giấy, nhân công lắp ráp... Mấy cái này mình được phép cộng vào. Mình tính thế thôi chứ không muốn tính nhiều hơn, rồi công bố là nội địa hóa đến 80-90%".

Chúng tôi thắc mắc rằng nếu tỉ lệ nội địa hóa tính trên giá trị gồm những món như vậy thì tỉ lệ linh kiện nhập khẩu gần như 99%? Ông Tam thừa nhận: "Đúng. Gần như là mình nhập 100%. Bên mình chỉ là khâu đầu - cuối, mình ráp lên, kiểm tra sản phẩm đạt thì cho ra thị trường".
 
Đừng lừa dối người tiêu dùng Việt Nam nữa !!!
Đừng lừa dối người tiêu dùng Việt Nam nữa !!!

Liên quan phản ánh của Tuổi Trẻ về việc Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam, made in Việt Nam trên sản phẩm bán ra thị trường, ông Tam chia sẻ: "Bản thân tôi cảm nhận là Asanzo tự lắp ráp rồi có các nhà cung cấp Việt Nam họ cung cấp thì mình ghi xuất xứ Việt Nam. Chứ chưa có văn bản nào ghi chính thức, hướng dẫn các doanh nghiệp như chúng tôi là hàng lưu hành nội địa có được ghi xuất xứ Việt Nam hay không? Tôi có tìm hiểu, nhưng cơ quan nhà nước chỉ hướng dẫn với hàng xuất khẩu chứ không nói hàng tiêu thụ nội địa".

Ông Tam cho biết thêm lúc đầu Asanzo ghi "made in Việt Nam", nhưng sau đó bộ phận pháp chế nói chưa có văn bản nào hướng dẫn như vậy nên phải ghi xuất xứ Việt Nam mới đúng.

Về việc nhà máy Asanzo cho công nhân bóc tem made in China khỏi sản phẩm, ông Tam nói ông không có chủ trương này: "Tem đó trên linh kiện chứ không phải trên tivi. Công nhân có thể bóc cũng có thể không vì nó nằm bên trong tivi".

Chúng tôi hỏi nếu không có chủ trương sao trong nhà máy Asanzo lại có cả bảng hướng dẫn quy trình bóc tem này? Ông Tam nói mình không rõ và hứa sẽ kiểm tra lại việc này.

Nguồn : https://tuoitre.vn/chu-tich-asanzo-san-pham-cua-chung-toi-khong-phai-hang-viet-nam-20190625081152251.htm

Có thể nói trong một ông chủ doanh nghiệp, một CEO lớn của một doanh nghiệp nắm trong tay hơn 10% thị phần không thể nói không biết hay không rõ. Khi mà trong chính doanh nghiệp đó còn có cả chu trình hướng dẫn bóc tem sản xuất. Những điều này ông Tam phải nhận ra từ lâu rồi chứ. Có chăng là vì lợi nhuận quá lớn mà ông đã quên mất cái đam mê cái mục đích ban đầu của mình.

Đáng tiếc cho một doanh nghiệp Việt Nam. Đáng tiếc cho một vị CEO trẻ đã được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng. Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác noi theo. Đừng lừa dối người tiêu dùng, vì điều đó là con đường dẫn đến sự diệt vong cho toàn bộ doanh nghiệp.

Cửa lưới Việt Thống trước cơn bão hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam

Dù là một doanh nghiệp không cùng ngành nghề với Asanzo. Nhưng trong những ngày vừa qua thì cửa lưới Việt Thống cũng nhận được từ khách hàng của mình rất nhiều câu hỏi và nghi ngờ về nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm.

Tuy nhiên với vị thế là một doanh nghiệp với 10 năm tồn tại trên thị trường cửa lưới chống muỗi. Cửa lưới Việt Thống có thể cam đoan với khách hàng về nguồn gốc xuất xứ của mình. Chúng tôi hoàn toàn không sử dụng bất cứ một phụ kiện hay nguyên liệu nào từ Trung Quốc. Mà hoàn toàn là sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra đối với những phụ kiện không thể sản xuất thì chúng tôi nhập khẩu từ Mỹ với hóa đơn và chứng từ rõ ràng minh bạch.

Khách hàng có thể an tâm sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Nếu có vấn đề gì các bạn có thể yêu cầu xem xét giấy tờ pháp lý khi nhập khẩu nguyên liệu và phụ kiện.

Cửa lưới Việt Thống là đơn vị Việt Nam đi tiên phong trong phong trào "Nói không với hàng Trung Quốc kém chất lượng". Vì chúng tôi luôn đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu. Và sự hài lòng của khách hàng chính là kim chỉ nam đối với chúng tôi.

Nếu khách hàng có nhu cầu thì có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn và báo giá một cách chi tiết nhất đến các bạn.

Công ty TNHH SX và TM Việt Thống Hưng Thịnh

Địa chỉ : 130C Tô Ngọc Vân phường Thạnh Xuân quận 12 TpHCM
Hotline : 0355 468 468
Email : congtyvietthong@gmail.com
Website : https://cualuoivietthong.com.vn

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiêu chí để đánh giá cửa lưới chống muỗi chất lượng

Cửa lưới chống muỗi từ tính sử dụng nam châm vĩnh cửu mới nhất 2019

Kiến ba khoang nọc độc nguy hiểm hơn nọc rắn