Thông tin một số loại muỗi và sự phát triển của muỗi

Muỗi là loại côn trùng phổ biến ở nước ta, tưởng chừng chúng quá đơn giản nhưng chủng loại và đặc điểm phát triển của chúng như thế nào thì không phải ai cũng biết? Loại muỗi nào mới thực sự nguy hại? Những nguy cơ mầm bệnh từ muỗi? Những ai thu hút muỗi nhất? Dưới đây là thông tin về muỗi, chủng loại và đặc điểm phát triển của chúng mà bạn nên biết.



Đặc điểm sinh học loại muỗi trên hành tinh
Muỗi thuộc họ côn trùng – tên khoa học culicidae, thuộc bộ 2 cánh – diptera. Với 1 đôi cánh vảy và 1 đôi cánh cứng, cùng thân mỏng nhỏ, chân khớp dài. Muỗi có 2 giới đực và cái. Trong khi muỗi đực hút nhựa cây và hoa làm thức ăn thì muỗi cái lại chọn máu người và động vật là chất dinh dưỡng. Kích thước muỗi đa dạng theo từng loài, đa số từ 2 – 2.5 mg, đạt tốc độ bay từ 1.5 đến 2.5 km/h.

Loài muỗi đã tồn tại trên hành tinh trái đất hơn 170 triệu năm. Muỗi có tới 2700 nghìn loài với nhiều bộ, chi: anopheles, psorophora, culex, culiseta... muỗi đẻ trứng, nở ra bọ gậy và ấu trùng. Bọ gậy sinh sống trên bề mặt nước để lấy oxi thông qua ống thở ở đuôi và ăn thức ăn là vi sinh vật trong nước. Bọ gậy sinh sống chủ yếu trong môi trường nước, ẩm ướt: đầm lầy, ao hồ, các vũng nước đọng trong bụi cây, rừng già… Sau giai đoạn phát triển, bọ gậy sẽ thay đổi hình thái và biến thành muỗi sống trong không khí.

Môi trường sống thích hợp cho muỗi phát triển là khoảng 20-25 độ C, độ ẩm không khí cao, lượng mưa nhiều. Các vùng nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa như Việt nam là môi trừơng tuyệt vời cho muỗi phát triển. Vòng đời của muỗi sẽ thay đổi tùy vào môi trường và chủng loại thường từ vài ngày đến 1 tháng.

Đặc điểm muỗi hút máu người
Muỗi cái thực hiện vai trò mang thai, sinh sản trứng nên chúng cần bổ sung protein từ máu động vật và người để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Cấu tạo vòi của muỗi cái có dạng đặc biệt xuyên thủng được da người và động vật, cùng chất chống đông trong vòi để chống đông máu hiệu quả. Ngoài muỗi đực có vòi không thích hợp để hút máu thì còn một nhánh muỗi khác không hút máu tên là Toxorhynchites.
Muỗi có khả năng xác định mục tiêu bằng các cảm nhận nhiệt và mùi vị. Nhiệt độ cơ thể người và động vật cao hơn cơ thể người thu hút muỗi cái hút máu. Đặc biệt, muỗi dễ bị thu hút với nồng độ CO2 trong mồ hôi, hơi thở của động vật. Hàm lượng protein trong mồ hôi cao ở người béo phì, nam giới. Người có nhóm máu O cũng thu hút muỗi hút máu nhiều hơn số còn lại.

Muỗi bị thu hút bởi nhiệt và ánh sáng nên thường vào nhà vào thời gian buổi tối, với ánh sáng đèn nhà ở. Đây là nguyên nhân khiến bạn và gia đình thường xuyên bị muỗi quấy rầy và muỗi chứa nhiều mầm bệnh, virut nguy hiểm: zika, sốt vàng da, sốt xuất huyết… Với điều kiện môi trường Việt nam là cơ hội để muỗi phát triển và bùng phát dịch bệnh nguy hiểm. Người dân, các gia đình cần có biện pháp tự bảo vệ khỏi các tác nhân tự nhiên này. Cửa lưới chống muỗi giảm gần như hoàn toàn cơ hội xâm nhập của muỗi vào không gian sống.
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi cho nhà ở sẽ bảo vệ các thành viên gia đình an toàn, đảm bảo sinh hoạt bình thường, cùng nhiều biện pháp phòng tránh khác. Khách hàng có nhu cầu lắp đặt sử dụng cửa lưới, liên hệ ngay với Việt thống để được tư vấn và báo giá phù hợp theo yêu cầu.
NGUỒN: https://sanxuatcualuoi.com/ctsp/thong-tin-mot-so-loai-muoi-va-su-phat-trien-cua-muoi-121-35.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiêu chí để đánh giá cửa lưới chống muỗi chất lượng

Cửa lưới chống muỗi từ tính sử dụng nam châm vĩnh cửu mới nhất 2019

Kiến ba khoang nọc độc nguy hiểm hơn nọc rắn