Nguyên nhân muỗi đốt lại bị ngứa lâu và cách khắc phục

Với điều kiện thời tiết của Việt nam, ẩm ướt, mưa nhiều vấn đề côn trùng và muỗi phát sinh mạnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Muỗi là một vấn nạn khó giải quyết ở nước ta. Bị muỗi đốt do thói quen sống gần thiên nhiên của người Việt. Muỗi đốt thường để lại các vết ngứa lâu và sưng. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, muỗi đốt sẽ dễ để lại nhiều nốt sần, ngứa trên cơ thể khiến trẻ khó chịu. Nguyên nhân vì sao muỗi đốt lại ngứa rất lâu và cách bảo vệ khỏi muỗi đốt hiệu quả mà ai cũng nên biết để phòng tránh.



Tại sao muỗi đốt lại bị sưng và ngứa rất lâu?
Muỗi là côn trùng nhiệt đới gây hại và vetor truyền nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Thời tiết mùa hè ở miền bắc và mùa mưa ở miền nam là thời điểm thuận lợi cho muỗi sinh sôi nhiều. Đặc biệt thích bóng tối nhưng bị thu hút bởi ánh sáng, muỗi thường tấn công con người vào ban đêm, xâm nhập vào nhà theo hướng có ánh sáng.

Muỗi đốt thường gây ngứa lâu khó chịu khiến nhiều người gãi vết cắn, với nhiều người nút muỗi đốt thường gây sưng. Nguyên nhân gây sưng là do hệ miễn dịch của con người kháng lại với thành phần nước bọt của muỗi, gây sưng tấy, tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập.
Trong nước bọt của muỗi thường có thành phần gây tê tức thì khiến người bị đốt không phát hiện, không cảm giác bị đau khi đốt. Nhưng với liều lượng nhỏ, thuốc tê nhanh chóng hết tác dụng và bạn nhận ra mình bị muỗi đốt. Đồng thời trong nước bọt có chứa chất đông máu khiến máu chỗ bị trích không thể đông, cho muỗi hút máu dễ hơn.

Khi cơ thể nhận được tin hiệu sự xâm nhập của nước bọt muỗi vào cơ thể, kháng thể IgG và IgE được gửi đến để tiêu diệt thành phần ngoại lai xâm nhập. Hiện tượng xưng là sự phản ứng của hệ miễn dịch với nước bọt của muỗi gây hiện tượng sưng ngứa lâu. Với trẻ em, hệ miễn dịch nhạy cảm hơn, các vết ngứa sẽ sưng và ngứa nhiều hơn so với người lớn.

Muỗi cắn ban đêm ngứa hơn ban ngày
Điều này lý giải do cơ chế sinh học ban đêm và ban ngày của con người khác nhau. Thời điểm ban đêm, các hoocmoon steroid và cortisol thấp hạn chế khả năng miễn dịch tự nhiên khiến cơ thể phản ứng chậm hơn với vết muỗi cắn, khiến việc sưng và ngứa lâu hơn, nhiều hơn.
Nhưng cũng tùy thuộc và vào cơ chế sinh học của mỗi người và khả năng sản sinh cortisol trong cơ thể khiến hệ miễn dịch chống lại được các vết cắn của muỗi.

Những người nào thường bị muỗi đốt?
Có thể thấy không phải ai cũng bị muỗi đốt, những người ngồi cùng chỗ, nằm cùng giường nhưng muỗi lại chỉ lựa chọn đốt một người. Vậy những ai thường bị muỗi đốt?
Những người trở thành nạn nhân thường xuyên của muỗi có những đặc điểm sau: mồ hôi có tỷ lệ lớn khí CO2 và hóa chất Nonanal. Tần suất bị muỗi đốt của những người này thường cao hơn.
Người bị muỗi đốt thường có nhóm máu O, đàn ông sẽ bị đốt nhiều hơn, những người béo phì cũng thu hút muỗi.

Muỗi đốt có cần thăm khám bác sĩ?
Theo thói quen thì nhiều người khi bị muỗi đốt thường không để ý đến các triệu chứng hay tác hại của chúng. Nhưng trong nhiều trường hợp các vết căn của muỗi không giảm đau và trở nên ngứa, sưng to hơn thì nên đến khám bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng nhiễm trùng do muỗi chứa mầm bệnh.

Người dùng khi bị muỗi đốt, có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm triệu chứng ngứa:
• Thoa kem đánh răng, giấm trắng, nước cốt chanh, dầu gió vào các vết muỗi đốt. Hạn chế gãi nhiều gây loét các vết thương.
• Nên sử dụng kem bôi buổi tối, thời gian cao điểm dịch bệnh để xua muỗi, đặc biệt những người nằm trong đối tượng ưa thích của muỗi.
Sử dụng các biện pháp xua đuổi muỗi hiệu quả sau: nhang muỗi, sử dụng cửa lưới chống muỗi, mặc đồ màu sắc tươi sáng che kín chân, sử dụng màn khi ngủ, đèn bắt muỗi trong gia đình… Để giảm nguy cơ tiếp xúc với muỗi gây bệnh

NGUỒN: https://sanxuatcualuoi.com/ctsp/nguyen-nhan-muoi-dot-lai-bi-ngua-lau-va-cach-khac-phuc-120-33.html

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiêu chí để đánh giá cửa lưới chống muỗi chất lượng

Cửa lưới chống muỗi từ tính sử dụng nam châm vĩnh cửu mới nhất 2019

Muỗi, mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe con người